Cách Xử Lý Khi Bệnh Nhân Bị Sốc Phản Vệ Sau Khi Tiêm Truyền

Tác giả:
Mạnh Thắng
Khám bệnh tại nhà
Ngày đăng:
25-9-2022
Số lần xem:
65

Tình trạng tai biến, sốc phản vệ do các dịch vụ tiêm truyền tự phát gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể khó thở, tụt huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, thậm chí là tử vong. Nguyên tắc xử lý các trường hợp bị tai biến, sốc phản vệ là kịp thời, đúng quy trình. Do đó, vai trò của dịch vụ y tế tại nhà, tiêm thuốc theo đơn vô cùng quan trọng. 

 

Trong bài viết này, cùng trang bị cho mình những kiến thức xử lý bệnh nhân bị sốc phản vệ sau khi tiêm truyền cùng Tâm Đức. Liên hệ hotline 0911.528.8930977.07.55.86 để đặt lịch tiêm truyền tại nhà uy tín, có bác sĩ chuyên khoa thăm khám và theo dõi 24/24 tận nơi.

1. Sốc phản vệ khi tiêm truyền là gì?

 

Sốc phản vệ khi tiêm truyền được hiểu là tình trạng bệnh nhân bị phản ứng cấp tính toàn thể trong hoặc sau quá trình truyền dịch. Triệu chứng điển hình của sốc phản vệ là: khó thở, hồi hộp, tụt huyết áp, nhịp tim đập nhanh, phù nề thanh khí quản, trụy mạch, tai biến, có thể tử vong.

 

Sốc phản vệ sau khi tiêm truyền diễn biến rất nhanh, chỉ từ sau vài giây đến 30 phút. Sốc phản vệ có 4 mức độ khác nhau. Mức độ càng nặng thì tiên lượng càng xấu và nguy cơ tử vong rất cao. Vì thế, chuyên gia y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà. Nếu có, phải liên hệ với dịch vụ truyền dịch, tiêm thuốc theo đơn uy tín để được thăm khám và theo dõi trong suốt quá trình truyền dịch.

tiêm thuốc theo đơn

Người dân không tự ý truyền dịch, tiêm thuốc tại nhà nếu không có chỉ định của bác sĩ

2. Biểu hiện sốc phản vệ khi tiêm truyền là gì?

 

Một số biểu hiện tiêu biểu của sốc phản vệ khi tiêm truyền:

 

 

  • Mức độ I: Thể nhẹ: Ngứa ngáy, mề đay, phù nề nhẹ ngoài da, phù mạch
  • Mức độ II: Thể nặng: Mề đay, khó thở, tim đập nhanh, phù mạch, khàn tiếng, tức ngực, đau bụng, nôn, ỉa chảy, v.v.
  • Mức độ III: Thể nguy kịch: Cơ thể tím tái, phù nề thanh khí quản, hôn mê sâu, rối loạn cơ tròn, co giật toàn thân, rối loạn mạch đập, tim đập nhanh, v.v.
  • Mức độ IV: Thể ngừng tuần hoàn: Đây là mức độ nặng nhất của sốc phản vệ. Lúc này, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của cơ thể gần như ngừng hoạt động. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra là: viêm cơ tim, viêm cầu thận, suy đa cơ quan. Trong trường hợp bệnh nhân được cứu chữa kịp thời nhưng sau một thời gian có thể bị hen phế quản, phù Quincke, v.v. hết sức nguy hiểm

 

sốc phản vệ

Sốc phản vệ là tình trạng hết sức nguy hiểm

 

 

 

3. Cách xử lý khi bệnh nhân bị sốc phản vệ khi tiêm truyền

 

Khẩn trương, kịp thời chính là hai yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả xử lý tình trạng sốc phản vệ khi tiêm truyền. Khi người bệnh có dấu hiệu sốc phản vệ, nhân viên y tế cần cấp cứu ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp tại chỗ để đảm bảo các cơ quan trong cơ thể vẫn hoạt động. Thậm chí, bác sĩ còn tiêm, truyền dịch trước khi đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

 

Nhìn chung, cách xử trí bệnh nhân bị sốc phản vệ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ:

 

  • Đối với tình trạng sốc phản vệ nhẹ: Nhân viên y tế sẽ thực hiện tiêm histamin tiêm dưới da hoặc Methylprednisolon tĩnh mạch.
  • Đối với tình trạng sốc phản vệ mức độ nặng hơn, bác sĩ tiến hành tiêm Adrenalin cho bệnh nhân. Kê chân cao, đầu thấp, nằm thoải mái để sơ cứu tại chỗ trước khi chuyển đến bệnh viện điều trị chuyên khoa.

 

Nguyên tắc “bất di bất dịch” trong điều trị, cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ là “khai thông” đường thở và đường tuần hoàn cho người bệnh. Nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê sâu với tiên lượng xấu cần cấp cứu ngừng tim phổi cơ bản hoặc chuyên sâu.

 

Sau quá trình cấp cứu, bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe và kiểm tra chức năng các cơ quan trong cơ thể thường xuyên và liên tục. Đảm bảo không xảy ra tình trạng sốc phản vệ 2 pha.

tiêm thuốc theo đơn

Theo dõi bệnh nhân sau khi cấp cứu sốc phản vệ do tiêm truyền

4. Địa chỉ dịch vụ tiêm thuốc theo đơn, truyền dịch tại nhà uy tín nhất

 

Thời gian gần đây, báo giới liên tục đưa tin các trường hợp bệnh nhân gặp tai biến, sốc phản vệ, tử vong do tự ý tiêm truyền tại nhà. Đây là việc làm hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. 

 

Truyền dịch, tiêm thuốc theo đơn là những thủ thuật y khoa tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Trước khi tiêm truyền, bác sĩ phải tiến hành thăm khám. Nếu sức khỏe đảm bảo và tiền sử không dị ứng các thành phần của thuốc tiêm và dịch truyền mới tiến hành tiêm truyền theo phác đồ.

 

Tâm Đức là một trong những dịch vụ chuyên tiêm thuốc tại nhà, truyền dịch tại nhà có kinh nghiệm hơn 20 năm nay. Toàn bộ y bác sĩ, điều dưỡng, y tá tại Tâm Đức đã và đang công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội nên việc khám bệnh, tiêm truyền cho bệnh nhân được thực hiện đúng quy trình, có kế hoạch và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

 

Trong quá trình tiêm truyền, bác sĩ sẽ tức trực và theo dõi bệnh nhân 24/24. Tuyệt đối không để diễn ra tình trạng bệnh nhân bị tai biến, sốc phản vệ gây nên biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

 

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn địa chỉ nào để tiêm truyền tận nơi an toàn? Bạn muốn nhận được lời khuyên về sức khỏe từ bác sĩ giỏi? Hãy liên hệ cho dịch vụ y tế tại nhà Tâm Đức qua số điện thoại 0911.528.893 – 0977.07.55.86. Liên hệ ngay để đặt lịch tư vấn miễn phí!

_______________________

DỊCH VỤ Y TẾ TẠI NHÀ TÂM ĐỨC

Địa chỉ: 

– CS1: Khu TTBV Quân y 354, Phố Nội Nhân, Vĩnh Phúc, Ba Đình, HN

– CS2: Khu nhà ở Cán Bộ Viện 103, Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì, HN

– CS3: Mộ Lao, Hà Đông, HN

Website: http://khambenhtainha.com.vn 

Email: khambenhtainha@gmail.com 

Điện thoại: 0911.528.893 – 0977.07.55.86