Điều Cần Biết Về Truyền Nước Tại Nhà

Tác giả:
Mạnh Thắng
KHÁM BỆNH QUA ĐIỆN THOẠI
Ngày đăng:
22-12-2020
Số lần xem:
65

Vì sao cần truyền nước tại nhà? 70% cơ thể chúng ta là nước và nước được phân bố đều. Trong đó 50% các tế bào, 15% gian bào và 5% huyết tương. Cơ thể hoạt động tốt là nhờ có nước và các dung môi có liên quan. 

Khi cơ thể thiếu nước thì sức khỏe cũng bị đe dọa. Việc bổ sung nước vào cơ thể là phương pháp tự nhiên để bảo vệ sức khỏe. Truyền nước tại nhà trở nên phổ biến. Tuy nhiên, lại rất dễ bị lạm dụng hoặc mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn. 

Truyen nuoc tai nha uy tin

Nhân viên y tế sẽ trao đổi trực tiếp với bệnh nhân và gia đình trước khi truyền nước

Vì sao phải truyền nước? 

Truyền nước là phương pháp truyền lượng lớn thuốc hoặc nước cất vào tĩnh mạch cơ thể của bệnh nhân. Những bệnh nhân có thể trạng suy nhược,…có thể được truyền nước tại nhà.

Cơ thể chúng ta có khoảng 60% trọng lượng là nước. Lượng nước trong cơ thể sẽ không nằm yên trong cơ thể mãi. 

Mỗi ngày, cơ thể thải ra:

  • 2,5-3l nước
  • Đường tiểu khoảng 1,5l
  • Hơi thở khoảng 0,5l
  • Mồ hôi khoảng 0,5l
  • Phân khoảng 0,2l

Khi vận động nhiều hoặc cơ thể bị vã mồ hôi, số lít nước thải sẽ tăng. Vì thế, cơ thể đòi hỏi bù lại lượng nước đã mất thông qua ăn uống. 

Trường hợp bệnh nhân ăn uống kém và không thể bù lại lượng nước qua ăn uống, bác sĩ sẽ chỉ định truyền nước. Cơ thể còn cần nhiều chất điện giải khác nhau nên bác sĩ cho truyền dung dịch.

Không thể uống thuốc, không có loại thuốc phù hợp, bác sĩ cũng chỉ định truyền nước pha thuốc. Cách này giúp đưa thuốc trực tiếp vào cơ thể. Dịch truyền vào tĩnh mạch là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau. Dung môi sử dụng chủ yếu là nước cất, một số dung môi hòa tan dược chất. 

Các nhóm truyền nước phổ biến  

Có 3 nhóm truyền nước hiện nay mà gia đình bệnh nhân có thể tìm hiểu. Trước khi lựa chọn dịch vụ truyền nước tại nhà Hà Nội, hãy xem 3 nhóm dưới đây:

  • Nhóm nước và chất điện giải (Bicarbonate Natri 1,4%, Lactate Ringer, Natri Clorid 0.9%)
  • Nhóm chất dinh dưỡng: đường (Glucose, Dextrose), đạm (Alvesin 40, Amigold 8,5%,…)
  • Nhóm chất đặc biệt: Haes-steril, Gelofusine, dung dịch cao phân tử

Các nguyên tắc truyền nước cơ bản 

Dù kỹ thuật truyền nước đơn giản, nhưng tai biến vẫn có thể xảy ra. Để đảm bảo truyền dịch tại nhà an toàn và không tai biế, bệnh nhân cần có nhân viên y tế thực hiện. Gia đình bệnh nhân có thể tìm dịch vụ truyền nước tại nhà uy tín. Việc chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và thiết bị xử lý các tai biến là bước quan trọng.

Vì các tai biến khi tiêm truyền nước có thể xảy ra ở nhiều mức độ. Sưng phù hoặc đau tại vùng tiêm truyền là mức độ tai biến nhẹ nhất khi truyền nước không đúng cách. 

Nặng hơn có thể là viêm tĩnh mạch khi truyền các loại nước biển ưu trương. Tai biến nguy hiểm nhất là cơ thể sốc phản vệ. Bệnh nhân có cảm giác rét run, mặt tím tái, vã mồ hôi, khó thở,…Khi gặp tình huống này, cần có chuyên gia y tế xử lý nhanh, tránh tử vong. 

Ky thuat truyen nuoc o nha

Dịch truyền và các dụng cụ sử dụng đều phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối

Lưu ý khi truyền dịch 

Việc truyền nước tại nhà không chỉ mua chai nước, kim tiêm về rồi cắm vào tay bệnh nhân. Sau đó, ngồi đợi chảy từng giọt vào cơ thể là xong. Gia đình bệnh nhân cần lưu ý các điều sau:

  • Bệnh nhân cần đi vệ sinh trước khi bắt đầu thời gian truyền nước
  • Không thể tự ý rút kim tiêm 
  • Không được truyền nước quá liều lượng quy định 
  • Không được tự ý đến cơ sở y tế mời bác sĩ về truyền nước
  • Nên truyền dịch chậm 
  • Phải theo dõi tình trạng bệnh nhân 
  • Trang bị tủ thuốc cấp cứu và các dụng cụ chống sốc phản vệ
  • Nếu đang truyền nước mà có biểu hiện bất thường , gia đình bệnh nhân nên báo ngay với bác sĩ
  • Tất cả dụng cụ truyền nước phải được vô khuẩn
  • Tuyệt đối tuân thủ đúng kỹ thuật truyền nước
  • Áp lực dịch truyền phải cao hơn áp lực máu của bệnh nhân
  • Tốc độ chảy của nước phải theo đúng tiêu chuẩn
  • Không để không khí xâm nhập vào tĩnh mạch 
  • Đảm bảo kim vô khuẩn
  • Không để lưu kim quá 1 ngày ở cùng một vị trí truyền 
  • Theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình truyền nước tại nhà

Một số trường hợp không nên tự ý truyền

Nền y học phát triển nên truyền nước tại nhà dần trở nên phổ biến. Vì giúp cơ thể nhanh phục hồi do suy nhược. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân tử vong do truyền nước tại nhà sai cách. 

Để tránh những tai nạn, chúng ta cũng cần tìm hiểu các đối tượng không thể truyền nước tại nhà. 

  • Bị suy thận mãn tính
  • Bị ure huyết, tăng kali huyết, chấn thương sọ (cấp tính),…
  • Mất nước nhiều do tập luyện thể chất với cường độ cao
  • Trẻ em đang sốt cao (có nguy cơ bị phù não)
  • Người cao tuổi có bệnh lý tim mạch và phổi 
  • Bệnh nhân có các bệnh lý mãn tính khác
  • Cơ thể mẫn cảm với các thành phần của thuốc

Giá truyền nước tại nhà bao nhiêu? 

Giá truyền nước tại nhà từ 200k đến 300k/truyền. Tùy theo loại dịch truyền, giá cả sẽ cao hoặc thấp. Bảng giá dịch vụ truyền nước tại nhà Hà Nội của phòng khám gia đình Tâm Đức:  

TRUYỀN DỊCH Truyền dịch theo chỉ định bác sĩ và nhu cầu bệnh nhân
Dịch truyền (muối, ringer, đường) 500ml 200.000VNĐ/chai đầu – 150.000VNĐ/ từ chai thứ 2
Công (phí) trông truyền 150->200k / giờ trông truyền (tuỳ loại)
Trẻ sơ sinh-3 tuổi 450.000VNĐ/1 chai
Trẻ 3-6 tuổi 350.000VNĐ/1 chai
Trẻ từ 6-13 tuổi 300.000VNĐ/1 chai
Dịch hoa quả (vitaplex, vitamin tổng hợp) 250.000VNĐ/1 chai
Đạm Alvesin 40 (250ml/chai) 400.000VNĐ/1 chai
Đạm sữa Lipofundin MCT/LCT 10% (250ml/chai) 450.000VNĐ/1 chai
Per fagal (Paracetamol 10mg/ml) chai 100 ml 150.000VNĐ/1 chai
Natri bicarbonat 1,4% chai 500ml 180.000VNĐ/1 chai
Vitamin B ( Becozyme 2ml – Pháp) 80.000VNĐ/1 lọ
Vitamin C ( Laroscorbine -Phap) 100.000VNĐ/1 lọ
Combo Vitamin B + C (Pháp) 150.000VNĐ/1 lọ
Thuốc Reamberin, thuốc chống oxy hóa, thải độc gan,… 450.000VNĐ
Canxi 500mg/5ml 100.000VNĐ

Quy trình truyền nước tại nhà 

Bước 1: kiểm tra chất lượng chai dịch truyền

Sau đó, xác nhận các thông tin. Tên chất dịch, số lượng, chất lượng và thời hạn sử dụng. Ghi đầy đủ thông tin lên thân chai. Gia đình bệnh nhân có thể trao đổi thêm với nhân viên y tế để hiểu chất được tiêm truyền. 

Phong kham gia dinh Tam Duc chuyen truyen nuoc tai nha

Truyền nước tại nhà cần tuân thủ các nguyên tắc thực hiện

Bước 2: Gắn lồng treo và mở nắp chai truyền

Cắm đầu dây truyền dịch vào chai, đẩy khí và khóa van chai. 

Bước 3: Bóp đầu cao su để dịch chảy xuống một nửa bầu chai

Mở khóa cho dịch chảy vào bồn hạt đậu. Khi không khí ra khỏi dây, khóa van. Có thể thêm thuốc vào chai dịch, tùy theo từng trường hợp bệnh nhân. 

Bước 4: Bệnh nhân được hướng dẫn nằm ở tư thế để lộ vị trí tiêm

Nên chọn vị trí tiêm ở tĩnh mạch thẳng, to và không di chuyển.

Bước 5: Kê gối hoặc miếng cao su nhỏ dưới vùng tiêm

Sau đó, buộc dây garo cách vùng tiêm 7cm. Bệnh nhân cần nắm chặt tay lại.

Bước 6: Sát khuẩn vùng tiêm

Bác sĩ sát khuẩn vùng sẽ tiêm truyền theo hình xoắn ốc rộng 5cm. Sử dụng dung dịch sát khuẩn y tế.

Bước 7: Đưa kim vào tĩnh mạch

Chếch một góc 15-30 độ so với mặt da, đưa đầu kim vào tĩnh mạch bệnh nhân. Hạ kim xuống. Luồng kim lên dọc tĩnh mạch, sâu 2/3 chiều dài kim. Một tay giữ kim chui và tay còn lại bóp phần cao su mềm của dây truyền. Nếu có máu thì đã đưa kim vào đúng tĩnh mạch. 

Bước 8: Mở dây garo và khóa

Để dịch chảy vào tĩnh mạch. Cuối cùng, yêu cầu bệnh nhân buông tay ra.

Một số điều cần thiết phải lưu ý

  • Nếu dịch không chảy tiếp, thì phải báo ngay cho bác sĩ
  • Khi hết dịch truyền, cũng phải báo cho bác sĩ
  • Không được tự ý mở khóa chai truyền để nước chảy nhanh
  • Không được cử động mạnh quanh vị trí đang truyền
  • Nếu nơi tiêm truyền bị đau, phù hoặc có phản ứng lạ thì phải báo cho nhân viên y tế

Cứ 30 phút một lần, đội ngũ y bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tiêm truyền của bệnh nhân.

Nếu cần tham vấn thêm về truyền dịch cho người thân, liên hệ ngay hotline 0911 528 893 của chúng tôi.

Phòng khám gia đình Tâm Đức