Xử trí nhanh khi trẻ bị trúng gió không rõ nguyên nhân

Tác giả:
Mạnh Thắng
Khoa nhi
Ngày đăng:
14-1-2018
Số lần xem:
65

Theo các nghiên cứu, trước khi đón sinh nhật đầu tiên, trẻ bị trúng gió từ 4-5 lần là chuyện bình thường. Trúng gió cũng không phải là bệnh lý nguy hiểm, chỉ cần cha mẹ hiểu đúng và xử lý kịp thời là ổn cả.

Trẻ bị trúng gió thường có những biểu hiện rõ ràng, nếu cha mẹ có kiến thức cơ bản về bệnh mọi chuyện sẽ rất dễ dàng giải quyết, ngược lại có thể gây nguy hiểm tính mạng cho bé.

Trúng gió là gì?

Hiện tượng trúng gió mà dân gian vẫn thường gọi được hiểu theo nghĩa thông thường là bị gió độc nhập vào cơ thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, sốt cao, nhức đầu… Trúng gió hay còn gọi là “thời khí” trong Đông y đồng nghĩa với cụm từ bị cảm trong Tây y.

Có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, sau khi sinh cho tới khi đón sinh nhật lần đầu tiên, bé có thể bị cảm từ 4-5 lần là chuyện bình thường.

trẻ bị trúng gió 1

Khi bị cảm trẻ thường cảm thấy khó chịu và ít bú hơn

Trúng gió do đâu?

Theo cách hiểu về trúng gió của dân gian có thể nghĩ đến các nguyên nhân từ thời tiết như:

  • Lúc giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng khiến trẻ chưa kịp thời thích ứng nên dễ bị trúng gió.
  • Những ngày thời tiết mưa nhiều, dài ngày và có gió lạnh
  • Vào mùa Đông, những ngày có nhiệt độ xuống thấp đột ngột
  • Trẻ có sức đề kháng kém

Triệu chứng trẻ bị trúng gió

Với những trẻ lớn, khi bị cảm lạnh có thể miêu tả rõ ràng cảm giác ớn lạnh sau gáy, sống lưng và cả tay chân. Những với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhận biết chủ yếu thông qua quan sát thấy bé rùng mình, tay chân co cứng hay da tím tái hoặc:

  • Trẻ bú ít, rơi vào trạng thái mệt lả, sốt ngoài rét trong, hay bị nhức đầu
  • Chảy nước mũi, nặng hơn còn bị nôn, đau bụng và tiêu chảy
  • Trường hợp nặng bé có thể bị hôn mê và co cứng toàn thân

Trẻ bị trúng gió có nên cạo gió?

Tây y chữa chứng bệnh cảm này bằng cách uống thuốc trị cảm, vitamin C để tăng sức đề kháng, đồng thời làm nóng vùng nhiễm lạnh và làm giãn tĩnh mạch. Còn Đông y chữa trúng gió bằng cách cạo gió, đánh gió bằng dầu nóng.

Cách cạo gió còn lưu truyền đến ngày nay: Dùng đồ bạc có cạnh tròn và nhẵn để cạo vào cổ, lưng, bụng, chân, tay cho đến khi đồ bạc xám lại tức là đã phát tán chướng khí, thông khí huyết.

Cạo gió là cách chữa bệnh mang tính hai chiều: Sau khi cạo gió, nhiều người thường cảm thấy nhẹ nhõm hơn, các triệu chứng mệt mỏi cũng giảm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh sau khi cạo gió bị liệt, méo miệng hoặc tử vong.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, phụ huynh không nên áp dụng bất kì hình thức cạo gió nào với trẻ em. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ bị tổn thương, khí huyết của bé cũng rất yếu nên sẽ không chịu được độ ma xát cao khi cạo gió.

Ngoài ra, cạo gió còn gây đau đớn và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu trẻ bị sốt xuất huyết hoặc đó bị rối loạn đông máu