Căn bệnh rối loạn tiền đình và những hiểu biết cần có.

Tác giả:
Mạnh Thắng
Nội khoa
Ngày đăng:
16-1-2018
Số lần xem:
65

Rối loạn tiền đình là một căn bệnh có triệu chứng dễ sợ, bệnh nhân có thể chóng mặt lao đao rồi nôn thốc nôn tháo, mọi vật quay cuồng và thậm chí phải nằm liệt. Bệnh Thường Gặp cung cấp những kiến thức cơ bản về căn bệnh rối loạn tiền đình bao gồm triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh trong nội dung sau.

Triệu chứng và nguyên nhân căn bệnh rối loạn tiền đình.

Triệu chứng ban đầu của căn bệnh rồi loạn tiền đình thường không rõ ràng, ít xuất hiện, nếu có thì chỉ là người bệnh thấy mệt mỏi và mất ngủ. Khi bệnh nặng hơn thì họ có một số triệu chứng như khi thức giấc buổi sáng hoặc ban đêm thì lúc mở mắt nhìn mọi thứ có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao và khó ngồi dậy.

Bệnh nhân bị cơn rối loạn tiền đình nhẹ thì có thể đứng dạy được nhưng lại bị mất thăng bằng và bị ngạ. Người bị nặng chỉ nằm được một tư thế, không ngồi dậy nổi, bị buồn nôn và mất nước trong cơ thể, mở mắt ra nhìn mọi vật sẽ bị đảo lộn quay cuồng. Lúc tỉnh táo người bệnh không đau nhức đầu nhưng cảm giác đầu bị căng và nặng trịu như bị nén lại bằng vật nặng, họ sợ ánh sáng mạnh, sợ tiếng động, mạch đập nhanh, hạ huyết áp, người mệt lả.

roi-loan-tien-dinh-1

Rối loạn tiền đình thường kéo dài vài ngày rồi sẽ dần hồi phục, những người bị bệnh quá nặng có thể kéo dài hơn và để lại vài di chứng như mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy và suy yếu cơ thể, người lao đao mất thăng bằng một thời gian dài.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình thường do các vấn đè về thàn kinh, tâm lý hoặc do thời tiết môi trường chuyển mùa làm cơ thể không thích ứng kịp. Ngoài ra còn có một nguyên chân nữa là do bị nhiễm độc từ hóa chất từ thực phẩm làm cho quá trình tuần hoàn kém đi.

Khi bị rối loạn tiền đình thì bệnh nhân cần được khống chế các cơn chóng mặt kịp thời. Hãy để bệnh nhân nằm ở nơi yên tĩnh, không bị chiếu ánh sáng mạnh, đặt nằm ở tư thế nghiêng trái/phải hoặc nằm ngửa. Cho bệnh nhân nôn hết ra cho dễ chịu, tiếp đó cho uống bù nước và điện giải. Xen kẽ cần cho người bệnh uống một cốc đường đặc hoặc cốc sữa nhỏ nóng để ngăn việc tụt huyết áp quá nhanh. Thuốc điều trị cần tuân theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ.

Phòng ngừa căn bệnh rối loạn tiền đình.

Thuốc chỉ giúp giải quyết cấp tốc các cơn chóng mặt khủng khiếp mà không trị được tận gốc bệnh. Vì vậy bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa rối loạn tiền đình bằng việc luyện tập sức khỏe thường xuyên với những động tác phù hợp.

roi-loan-tien-dinh-3

Tập phần đầu và cổ: Bạn ngửa đầu ra sau, tiếp đó cúi xuống, rồi lại nghiêng sang trái và sang phải hết cỡ để cơ cổ và đầu được cử động. Quay đầu khoảng 15 lần mỗi bên rồi nằm xuống giường, để 1 tay lên đỉnh đầu, một tay bên dưới cằm rồi nhẹ nhàng vặn cằm mạnh về bên trái, tiếp đó là bên phải. Lồng các ngõn tay lại với nhau, đặt hai tay sau gáy, kéo gặp cằm về đằng trước ngực. Thực hiện khoảng 10 lần.

Xoa mặt, mắt và tay: Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm lên, rồi lấy bàn tay xoa vào mặt cùng hốc mắt và ben tai để thư giãn các dây thần kinh, làm 10 lần để có hiệu quả tốt.

Ngoài hai động tác trên thì để phòng ngừa rối loạn tiền đình bạn nên thường xuyên tập luyện chạy bộ nhẹ nhàng khoảng 10 phút mỗi ngày. Khi chạy xong thì đứng dạng hai chân bằng vai, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào bàn chân, rồi vung tay và quay mặt về bên trái và phải hết cỡ. Mỗi bên làm 10 lần.